- Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa và hội nhập toàn cầu của đất nước. Chương trình đào tạo chú trọng trang bị cho người học kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành cơ bản, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội hiện đại, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ có kiến thức nền tảng rộng, có thể áp dụng kiến thức đã học vào các vấn đề liên quan đến kỹ thuật Điện – Điện tử nói chung, có khả năng tự học và khả năng học suốt đời. Người học có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp, tinh thần làm việc tập thể, rèn luyện thái độ làm việc và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng với yêu cầu làm việc trong môi trường hiện đại, đa quốc gia và học tập suốt đời
Ngoài ra, cử nhân tốt nghiệp còn có khả năng làm việc hiệu quả trong các vai trò khác nhau như tổ chức quản lý, điều hành, vận hành, thiết kế, thi công, nhân viên tư vấn kỹ thuật bán các sản phẩm, thiết bị tự động, thiết bị Điện-Điện có kỹ năng làm việc nhóm.
- Chuẩn đầu ra
Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa, người học có thể đáp ứng các khả năng sau:
- Có trình độ tin học tương đương trình độ B. Có trình độ Tiếng Anh tương đương trình độ 350 điểm chuẩn TOEIC và có khả năng đọc hiểu các tài liệu vận hành thiết bị chuyên ngành bằng Tiếng Anh.
- Nắm vững kiến thức về Khoa học cơ bản, Cơ sở ngành và chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển, Điện-Điện tử làm nền tảng để học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
- Ứng dụng các thiết bị Điện-Điện tử, các thiết bị điều khiển trong hệ thống tự động hóa, và Điện-Điện tử.
- Biết phương pháp thiết kế, vận hành hệ thống điện trong các xí nghiệp công nghiệp và sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành.
- Vận hành, giám sát, bảo trì và quản lý các thiết bị trong hệ thống tự động hóa.
- Ứng dụng các phần mềm chuyên dùng trong thiết kế hệ thống điều khiển vừa và nhỏ.
- Lắp đặt, cài đặt, lập trình điều khiển và hiệu chỉnh các khâu đơn lẻ, tích hợp cho một số dây chuyền tự động hóa điển hình ứng dụng điều khiển bằng PLC, Vi điều khiển, máy tính…
- Phát hiện các sai hỏng và đưa ra các phương án xử lý và bảo trì thiết bị, hệ thống.
- Vận dụng hiệu quả các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, giao tiếp, trình bày vấn đề kỹ thuật, báo cáo), biết tổ chức nơi làm việc, biết định vị bản thân để thể hiện vai trò của mình, và hòa nhập vào môi trường làm việc đa quốc gia.
- Có sức khoẻ tốt, và hiểu biết cơ bản về an ninh quốc phòng.
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có ý thức kỷ luật, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
- Vị trí công việc sau khi tốt nghiệp
Vị trí và khả năng làm việc sau khi mới tốt nghiệp:
- Kỹ thuật viên, nhân viên thiết kế, giám sát, chịu trách nhiệm lắp đặt thiết bị trong hệ thống tự động hoặc hệ thống điện trong dân dụng và công nghiệp.
- Nhân viên quản lý, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa, và vận hành các hệ thống tự động hoặc hệ thống điện.
- Nhân viên tư vấn kỹ thuật trong công ty kinh doanh thiết bị điện hoặc/và tự động.
- Nghiên cứu viên tại các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm chuyên ngành điều khiển và tự động hóa.
Sự nghiệp lâu dài:
- Quản đốc bảo trì thiết bị tự động hóa.
- Quản đốc xưởng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
- Quản lý nhóm vận hành/thiết kế thiết bị tự động.
- Tổ trưởng kinh doanh các sản phẩm/thiết bị tự động hóa.
- Thời gian đào tạo và cơ hội học nâng cao
Thời gian đào tạo: 3 năm, tuy nhiên chương trình học cho phép sinh viên có cơ hội học vượt để có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn từ 2 – 2,5 năm.
Đặc biệt, sinh viên được phép học song ngành, tức có thể học bổ sung một số môn học để được cấp thêm chứng chỉ chính quy tương đương của một trong các ngành học sau: Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Điện tử truyền thông, Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ chế tạo máy.
Được phép học liên thông sau khi tốt nghiệp với tất cả các trường đại học trên cả nước (được phép đào tạo liên thông) với chuyên ngành Điều khiển & Tự động hóa, Cơ-Điện tử hoặc các ngành như (học bổ sung một số môn chuyển đổi): Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Điện tử truyền thông.
- Nội dung chương trình
Ngành Điều khiển & Tự động hóa được xây dựng trên sự kế thừa và cập nhật kiến thức về chuyên ngành Điều khiển & Tự động hóa. Khung chương trình giảng dạy bao gồm 04 nhóm môn học, được tóm tắt cơ bản như sau:
- Môn học đại cương: Cung cấp kiến thức cơ bản về Toán, Vật lý, Anh văn, Pháp luật, Giáo dục quốc phòng, Tin học.
- Môn cơ sở: Trang bị kiến thức cơ sở về kỹ thuật Điện-Điện tử và Điều khiển tự động.
- Môn chuyên ngành: Cung cấp kiến thức về điều khiển nâng cao, lập trình điều khiển thiết bị tự động trong hệ thống, lắp đặt và vận hành tủ điều khiển, quản lý thiết bị và dự án.
- Môn tự chọn: Cung cấp kiến thức về giao tiếp, kỹ năng mềm, cách thức soạn thảo văn bản.
- Cơ sở vật chất (các phòng thí nghiệm, các xưởng thực hành)
- Hiện tại có 4 phòng thực tập/thí nghiệm với trang thiết bị được cập nhật hàng năm theo xu thế công nghệ đang áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới:
- Phòng thực tập PLC 1
- Phòng thực tập PLC 2
- Phòng thí nghiệm Điều khiển & Điều chỉnh tự động
- Phòng thực tập Mạng truyền thông công nghiệp
- Các hoạt động và thành tích nổi bật của ngành
Hàng năm, Khoa và Bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động Đoàn đội, các cuộc thi tay nghề, hội trại truyền thống, mùa hè xanh, và các cuộc thi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Giảng viên của bộ môn luôn liên tục cập nhật kiến thức mới, không ngừng tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư nghiên cứu khoa học nhằm liên tục nâng cao trình độ cá nhân, đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học tập, sáng tạo trong một một môi trường chuyên nghiệp và năng động. Đồng thời, sinh viên của chuyên ngành luôn được khuyến khích năng động trong học tập và cuộc sống, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, đam mê nghiên cứu khoa học, và trau dồi các kĩ năng mềm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Trong quá trình đào tạo và nghiên cứu, tập thể giảng viên và sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa đã đạt được những thành tích nổi bật như:
- Giải ba cuộc thi “Thiết kế – Chế tạo – Ứng dụng 2015” do Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ TP.HCM tổ chức.
- Giải khuyến khích cuộc thi “Thiết kế mô hình dạy học tự làm 2016” do sở LĐ&TBXH TP.HCM tổ chức.
- Từ năm 2014 đến nay, chúng tôi đã thực hiện thành công 5 đề tài NCKH cấp trường, 09 bài báo và hội nghị quốc tế.
- Địa chỉ liên hệ và tư vấn tuyển sinh
- Địa chỉ: Khoa Điện-Điện tử, Trường Cao Đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh
Số 20 Tăng Nhơn Phú – Phường Phước Long B – Thành phố Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0283.7313631
- Số điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0283.7312370
- Email:tudonghoa.hitu@gmail.com