- Giới thiệu về ngành đào tạo:
Công nghệ kỹ thuật ô tô là lĩnh vực được tích hợp kiến thức của nhiều ngành học, môn học. Theo đó, sinh viên được trang bị về kiến thức, kỹ năng liên quan đến cơ khí, sản xuất và lắp ráp phụ tùng, lắp ráp ô tô; công nghệ bảo dưỡng – sửa chữa ô tô như kiểm tra chẩn đoán, tháo, lắp động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động – truyền lực, hệ thống điện thân xe, điện điều khiển động cơ; kỹ thuật xe ô tô điện và xe hybrid.
Tổng quan về ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
- Nội dung đào tạo cốt lõi:
Sinh viên được trang bị về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành bao gồm:
- Kiến thức cơ bản về điện – điện tử, vẽ kỹ thuật, dung sai – kỹ thuật đo, cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề công nghệ kỹ thuật ô tô.
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống trên động cơ, hệ thống treo, lái, phanh, truyền lực và điện ô tô.
- Qui trình bảo dưỡng của các hệ thống trên động cơ, hệ thống treo, lái, phanh, truyền lực và điện ô tô.
- Bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống của động cơ xăng.
- Bảo dưỡng, Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
- Bảo dưỡng, Sửa chữa hệ thống điện điều khiển động cơ xăng
- Bảo dưỡng, Sửa chữa hệ thống điện điều khiển động cơ Diesel
- Bảo dưỡng, Sửa chữa hệ thống điện điều khiển trên ô tô
- Kiểm tra, sửa chữa, thay thế các chi tiết của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
- Bảo dưỡng, Sửa chữa xe ô tô điện và xe ô tô Hybrid
- Bảo dưỡng, Sửa chữa hệ thống di chuyển trên ô tô
- Thực hành chẩn đoán, khắc phục hư hỏng các hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô
- Cơ sở vật chất:
Khoa Cơ khí động lực hiện đang có 16 xưởng thực tập.
Sinh viên được thực tập trên các động cơ, hệ thống trên ô tô, xe ô tô, các thiết bị bảo dưỡng và sửa chữa thực tế, giúp các sinh viên của Khoa nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trên thế giới, cũng như phát triển kỹ năng nghề gồm:
- Xưởng thực tập động cơ xăng.
- Xưởng thực tập động cơ phun xăng điện tử.
- Xưởng thực tập động cơ diesel và động cơ phun dầu điện tử.
- Xưởng thực tập điện – điện tử ô tô.
- Xưởng thực tập khung gầm ô tô.
- Thiết bị nâng hạ ô tô (1 trụ và 2 trụ).
- Xe ô tô thực tập Suzuki, Toyota, Mitshubishi, Kia,…
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Mới tốt nghiệp.
- Bảo dưỡng ô tô.
- Sửa chữa động cơ.
- Sửa chữa hệ thống treo, lái, phanh và truyền lực ô tô.
- Sửa chữa điện ô tô.
- Kiểm tra chất lượng linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng của ô tô.
- Lắp ráp các bộ phận của ô tô.
Sự nghiệp lâu dài.
- Quản lý kỹ thuật tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô và máy động lực.
- Quản lý kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, phụ tùng ô tô và máy động lực.
- Tổ trưởng tổ bảo trì thiết bị tại các công ty sản suất kinh doanh có liên quan đến ngành cơ khí động lực.
- Quản lý trung tâm bảo trì và sửa chữa ô tô.
- Quản lý dây chuyền lắp ráp ô tô.
- Khả năng học lên đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức, tay nghề để hòa nhập vào thực tiễn sản xuất và tiếp cận công nghệ mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn (liên thông lên Đại học).
- Một số hình ảnh hoạt động của Khoa:
- Địa chỉ: Khoa Cơ khí Động lực – Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM.
20 Tăng Nhơn Phú, P.Phước Long B, Quận 9, TP.HCM.
- Số điện thoại: 0283.7313631 – bấm tiếp số nội bộ (39)
- Email: oto@hitu.edu.vn
- Website: cokhidongluc.hitu.edu.vn
- Facebook:https://www.facebook.com/cokhidongluc