1. Mục tiêu đào tạo

Ngành Công nghệ da giày đào tạo ra những nhà chuyên môn có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về ngành Da giày và có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị chuyên ngành cũng như vận dụng thành thạo các phương pháp kỹ thuật thủ công cũng như trên các phần mềm máy tính để thiết kế mẫu, xây dựng quy trình và các tiêu chuẩn phục vụ sản xuất các sản phẩm giày dép. Bên cạnh đó có kỹ năng kiểm tra được chất lượng sản phẩm giày dép và thực hiện các phương pháp tổ chức quản lý sản xuất, tiếp cận và triển khai các công nghệ mới vào sản xuất.

Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ da giày sẽ có trình độ tiếng Anh giao tiếp tương đương TOEIC 350, đọc hiểu và biên soạn được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành giày dép, đủ để làm việc với chuyên gia nước ngoài. Cử nhân đáp ứng được các yêu cầu cũng như có trình độ tin học căn bản, tin học chuyên ngành phác họa và thiết kế giày phục vụ cho các công việc văn phòng.

Ngoài ra, chương trình Công nghệ da giày định hướng cho sinh viên phát triển các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, và kĩ năng lập luận- giải quyết vấn đề để có thể thích ứng nhanh và hiệu quả với các công việc có tính chất khác nhau trong sản xuất kinh doanh sản phẩm Da – Giày.

Sau 1-2 năm ra công tác thực tế, Cử nhân có khả năng làm việc hiệu quả trong các vai trò khác nhau như nhân viên tư vấn kỹ thuật, quản lý thiết kế và chuẩn bị công nghệ, điều hành sản xuất, hoạt động dịch vụ trong ngành giày dép hay có thể khởi nghiệp với cơ sở sản xuất giày dép riêng.

  1. Chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ da giày có thể đáp ứng các khả năng sau:

       .   Có kiến thức cơ bản về nguyên phụ liệu giày, công nghệ sản xuất và kiến thức cơ bản về kỹ thuật ngành giày

       .   Có khả năng tư duy mỹ thuật, phân biệt và lựa chọn các loại nguyên phụ liệu thích hợp cho từng sản phẩm giày dép theo nhu cầu của khách hàng.

       .   Vận dụng thành thạo các phương pháp thiết kế thủ công và trên các phần mềm chuyên ngành để thiết kế mẫu giày và biên soạn tài liệu kỹ thuật (Phác họa – Thiết kế – Tài liệu kỹ thuật).

       .   Vận hành được các thiết bị ngành giày dép nói chung, vận hành thành thạo và có khả năng sửa chữa bảo trì các thiết bị ngành may giày.

       .   Vận dụng được kiến thức cơ bản về nguyên phụ liệu, thiết kế sản phẩm, công nghệ sản xuất để xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.

       .   Có kỹ năng thực hiện hoàn chỉnh sản phẩm giày dép (Phác họa – Thiết kế – Cắt – May – Gò ráp đế – Hoàn thiện).

       .   Tính được định mức nguyên phụ liệu, định mức thời gian, lập kế hoạch sản xuất cho từng đơn hàng cụ thể và đánh giá các dữ liệu liên quan đến năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm.

       .   Có khả năng đọc, dịch và biên soạn các tài liệu kỹ thuật ngành giày bằng tiếng Anh, và giao tiếp được với chuyên gia nước ngoài trong công việc ở mức cơ bản.

       .   Có kỹ năng thực hiện các phương pháp tổ chức quản lý sản xuất, tiếp cận và triển khai các công nghệ mới vào sản xuất. Lập được các chương trình và huấn luyện được công nhân cho các công đoạn sản xuất ngành Da – Giày.

  1. Vị trí công việc sau khi tốt nghiệp

Vị trí và khả năng làm việc sau khi mới tốt nghiệp:

      –   Ở các doanh nghiệp sản xuất giày dép: Nhân viên thiết kế, nhân viên chuẩn bị công nghệ, nhân viên định mức – giá thành, nhân viên đảm bảo chất lượng, nhân viên quản lý vật tư, nhân viên bảo trì thiết bị.

      –   Ở các văn phòng đại diện khách hàng: Nhân viên đảm bảo chất lượng, nhân viên giám sát đơn hàng, nhân viên triển khai kỹ thuật.

      –   Ở các trung tâm phân phối: Nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật, nhân viên đảm bảo chất lượng.

Sự nghiệp lâu dài

      –   Chuyên gia tư vấn về kỹ thuật và chất lượng.

      –   Cán bộ quản lý sản xuất: Tổ trưởng, quản đốc.

      –   Cán bộ quản lý kỹ thuật: Trưởng phòng mẫu, trưởng phòng chất lượng, trưởng phòng đào tạo.

      –   Giảng viên các trường nghề.

      –   Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giày dép.

  1. Thời gian đào tạo và cơ hội học nâng cao

      –   Thời gian đào tạo: 3 năm, tuy nhiên chương trình học cho phép sinh viên có cơ hội học vượt để có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn từ 2 – 2,5 năm.

      –   Hiện Khoa đang thực hiện chương trình liên kết với trường Đại học Óbuda, Hungary, giúp hoàn thiện chương trình và nội dung đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng phù hợp nhất, đáp ứng yêu cầu sản xuất của ngành.

  1. Nội dung chương trình

Ngành Công nghệ da giày được xây dựng trên sự tích hợp kiến thức thể hiện theo sơ đồ sau đây:

  1. Cơ sở vật chất

Hệ thống các phòng thực hành, xưởng đạt tiêu chuẩn đào tạo, trang bị những thiết bị hiện đại với diện tích khoảng 800m2: Phòng thực hành mayPhòng thực hành chặtPhòng thực hành gò ráp; Phòng thực hành sữa chữa thiết bị; Phòng thực hành vi tính.

Hệ thống các phòng, xưởng thực hành

  1. Các hoạt động và thành tích nổi bật

8. Địa chỉ liên hệ và tư vấn tuyển sinh

  • Địa chỉ: Khoa Công nghệ da giày – Trường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM

                      Số 20 Tăng Nhơn Phú – Phường Phước Long B – Thành phố Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh.

  • Số điện thoại: 0283.7313631
  • Số điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0283.7312370
  • Email: dagiay@hitu.edu.vn
  • Website: http://dagiay.hitu.edu.vn/